Nói
đến hoa cúc thì có lẽ không ai là không biết đến loài hoa này. Theo thống kê
thì Việt Nam có hơn 50 loài hoa cúc khác nhau như: hoa cúc vàng, hoa cúc trắng,
hoa cúc đại đóa, hoa cúc vạn thọ, cúc họa mi.... Nhưng trong số đó, có lẽ quen
thuộc nhất chính là hoa cúc vàng. Một
loài hoa đơn sơ và giản dị. Không chỉ được nhiều người yêu thích mà cúc vàng
còn được xuất hiện rất nhiều trong thơ ca. Nhẹ nhàng, gần gũi và mang lại nhiều
cảm xúc cho người ngắm nhìn. Hoa phổ biến như vậy, và bạn cũng yêu thích hoa là
vậy. Nhưng để hiểu rõ hơn về hoa cúc vàng thì bạn đã rõ chưa? Nếu muốn tìm hiểu
thêm về hoa cúc vàng thì đừng bỏ qua chia sẻ dưới đây cùng với chúng tôi nhé.

Ý nghĩa của hoa cúc vàng
Giống
như nhiều loài hoa khác thì hoa cúc vàng cũng có những ý nghĩa khác nhau. Vậy cụ
thể những ý nghĩa đó là gì?
>>Xem ngay ý nghĩa phong thủy cây ngũ gia bì
>>Xem ngay ý nghĩa phong thủy cây ngũ gia bì
- Hoa cúc vàng - là niềm hạnh phúc đoàn viên
Dù
đã thấy hoa cúc vàng xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống. Nhưng ý nghĩa của nó
như thế nào thì không phải là ai cũng biết. Qua các tìm hiểu thì chúng tôi thấy
rằng khi nói đến ý nghĩa của hoa cúc vàng thì có lẽ là niềm hạnh phúc đoàn viên
là ý nghĩa đầu tiên cần nhắc đến. Tại sao nó lại có ý nghĩa như vậy?
Nếu
bạn quan sát và để ý thì sẽ thấy người dân Việt Nam thường có phong tục cắm hoa
cúc vàng trong những ngày đặc biệt như: Giỗ, Tết.... Mà đây chính là những dịp
mà con cháu sum vầy, gia đình vui vẻ hạnh phúc cười nói bên nhau. Thêm vào đó
là sự góp mặt của những bông hoa cúc vàng đã góp phần làm cho không khí của gia
đình thêm hạnh phúc và ấm áp hơn.

- Hoa cúc vàng - sự đại diện cho phước lộc
Một
trong những ý nghĩa tiếp theo của hoa cúc vàng vẫn thường được mọi người biết đến
đó chính là loài hoa biểu tượng cho sự sống, cho niềm vui và phúc lộc. Cũng bởi
chính những điều đó mà cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về thì các gia đình Việt Nam thường
đặt một hoặc nhiều chậu hoa cúc vàng trước cửa nhà với mong muốn năm mới gia
đình mình sẽ có nhiều phước lộc, có nhiều niềm vui hơn nữa.
- Hoa cúc vàng - lòng thủy chung son sắc
Thật
bất ngờ khi hoa cúc vàng lại có ý
nghĩa đại diện cho lòng thủy chung son sắc đúng không? Qua tìm hiểu thì chúng
tôi thấy rằng tại nhiều nơi trên thế giới, người ta thường sử dụng hoa cúc vàng
để thay cho lời muốn nói trong những dịp kỉ niệm ngày đặc biệt như: ngày cưới,
ngày đầu tiên yêu nhau....
Đặc
biệt, bạn có biết người Trung Quốc họ sử dụng hoa cúc vàng để nói về điều gì
không? Họ nói về sự thủy chung son sắc trong tình yêu: "Diệp bất ly chi,
hoa vô lạc địa". Câu nói này có thể hiểu là: "Lá không bao giờ lìa
cành, Hoa chẳng bao giờ rơi xuống đất". Mà điều này lại rất đúng với đặc
điểm của hoa cúc. Dù có héo khô thì hoa và lá cũng không bao giờ rụng.

- Hoa cúc vàng - ý nghĩa trong phong thủy
Nói
về hoa cúc vàng thì ngoài những ý nghĩa trên ra thì loài hoa này còn được biết
đến là một trong những cây phong thủy mang tài lộc đến cho mọi người nữa. Thực
tế thì bạn cũng biết rằng hoa cúc còn xuất hiện trong bộ tranh Tứ quý: Mai,
trúc, cúc, tùng - 4 loài hoa này tương ứng với 4 mùa trong năm là: xuân, hạ,
thu, đông. Sự xuất hiện của hoa cúc giúp mang đến sự sống, niềm vui, sự hân
hoan cũng như niềm hạnh phúc đến với mọi nhà.
Đặc
biệt, người ta còn quan niệm rằng trong phong thủy thì hoa cúc còn có tác dụng
xua đuổi tà ma và những điều không tốt cho gia chủ nữa.
Với
những ý nghĩa trên thì có thể thấy được sự ưu ái của con người với loài hoa này
như thế nào.
Nguồn gốc hoa cúc vàng
Để
tìm hiểu rõ về bất kể loài hoa nào thì trước tiên, chúng ta cần phải biết loài
hoa ấy có nguồn gốc từ đâu. Và với hoa cúc vàng cũng vậy. Nguồn gốc của hoa cúc
vàng là từ đâu?
Theo
sự tích của người Trung Quốc thì những bông hoa cúc vàng có nguồn gốc từ chính
đất nước này. Nó được tìm thấy ở thế kỉ XV TCN. Theo những thông tin được ghi lại
thì hoa cúc vàng là một loài thảo dược quý hiếm của một vị vua già sống ở nơi
hoang vu trên đảo Phi Long.
Nhưng
cũng có nhiều nguồn thông tin khác thì cho rằng hoa cúc vàng lại được bắt nguồn
từ hai quốc gia là Nhật Bản và Trung Quốc. Giống hoa này đã dược thuần hóa và
lai tạo từ bông hoa cúc dại cách đây 5000 năm trước.
Nhưng
dù nguồn gốc như thế nào thì với sự xuất hiện phổ biến như hiện nay thì hoa cúc
vàng là lựa chọn yêu thích của rất nhiều người.
3. Những lưu ý khi lựa chọn hoa cúc vàng
Dù
là người yêu thích hoa cúc vàng nhưng để mà lựa chọn được những bông hoa đẹp
thì không phải là ai cũng biết cách. Vậy khi lựa chọn hoa cúc vàng thì các bạn
cần lưu ý những gì?
-
Nên chọn những cành hoa có hình dáng đẹp, tràn đầy sức sống để nói lên sự may mắn,
cát tường.
-
Nên chọn những bông hoa mà chỉ mới bắt đầu nở, có màu sắc tươi sáng, lá không bị
sâu bệnh.
-
Nên chọn những nhàng nhiều hoa, nhiều nụ. Vì người ta quan niệm rằng càng nhiều
nụ và lộc non thì càng nhiều tài lộc và may mắn đến với gia chủ.

4. Nên cắm hoa cúc vàng ở vị trí nào trong ngày Tết?
Sự
xuất hiện của những bông hoa cúc trong nhà vào dịp Tết đã không còn xa lạ gì với
văn hóa của người Việt Nam nữa. Không chỉ đẹp, có tác dụng trang trí mà hoa cúc
còn tượng trưng cho niềm hạnh phúc, sự trường thọ, tài lộc cùng với đó là sự ấm
áp và niềm vui trong nhà. Để thể hiện được hết những ý nghĩa ấy thì hoa cúc
vàng thường được đặt trên bàn thờ tổ tiên, bàn phật. Nhưng ngoài những vị trí
đó ra thì hoa cúc vàng còn được cắm xen kẽ với một số loài hoa khác trong bình,
trong chậu hoặc trong lẵng hoa để tạo nên sự tươi mới và đặc sắc hơn cho không
gian sống.
Lưu
ý: Với hoa cúc vàng đặt trên bàn thờ tổ tiên thì các bạn nên chọn số lượng bông
lẻ như: 1, 3, 5, 7 hay 9 bông. Hoặc trường hợp ngoại lệ, cũng có thể lựa chọn
10 bông.
5. Chia sẻ cách giữ hoa cúc vàng tươi lâu hơn
Như
bên trên chúng tôi cũng đã chia sẻ thì cánh hoa và lá của cúc vàng không bao giờ
lìa cành. Đó là đặc điểm riêng của loài hoa này mà những loài hoa khác không có
được. Nhưng ngoài ưu điểm đó ra thì để hoa cúc vàng tươi lâu hơn, không bị thối,
không bị hư thì các bạn cần lưu ý và thực hiện theo cách sau:
-
Chọn hoa tươi: việc đầu tiên bạn cần làm nếu muốn hoa
cúc vàng tươi lâu hơn đó là phải chọn những bông hoa thật tươi. Theo kinh nghiệm
thì bạn nên chọn những bông hoa mà có đủ thân, lá và hoa thì còn phải tươi.
Dùng tay chạm nhẹ vào thân, lá để cảm thấy độ cứng cáp, khỏe mạnh. Nên chọn
cành có màu xanh đậm, cánh hoa không bị dập nát. Để phân biệt được đâu là cành
hoa vừa cắt, đâu là cành hoa đã cắt lâu thì bạn chỉ cần nhìn vào vết cắt trên
hoa. Nếu thấy vết cắt thâm đen thì chứng tỏ hoa đã được cắt từ lâu. Bạn không
nên chọn những cành hoa này.
-
Cắt tỉa hoa: việc cắt tỉa hoa như thế nào cũng ảnh hưởng
rất nhiều đến việc giữ cho hoa tươi lâu. Theo kinh nghiệm thì chúng tôi khuyên
bạn nên rửa sạch hoa để đảm bảo không còn bùn đất bám trên hoa trước khi cắm
vào trong bình. Bởi nếu hoa không được sạch thì đây sẽ là nguyên nhân khiến cho
vi khuẩn, nấm mốc phát triển và làm cho nước cắm hoa có mùi hôi, khó chịu. Điều
đó sẽ khiến cho hoa nhanh chóng bị hư hỏng, thối rữa.
Khi
cắt tỉa hoa các bạn lưu ý: nên cắt vát phần cuối cành hoa làm tư hoặc có thể dập
1 đoạn phần cuối cành bằng kéo hoặc dao sắc để cành hoa có khả năng hút và giữ
được nước lâu hơn. Tốt nhất nên cắt xéo một góc 45 độ để hoa dễ dàng hút nước.
-
Cắm hoa: khi các thì các bạn cũng cần phải để ý đến
độ rộng của bình cắm hoa. Tuyệt đối không nên cắm hoa quá dày vì hoa cúc vàng cần
phải thoáng khí, rộng rãi thì mới có thể tươi lâu được.
Việc
thay nước cho bình hoa cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Bạn cần thường
xuyên thay nước cho hoa. Nếu có thể thì nên thay nước 2 lần/ ngày. Thực hiện
vào sáng sớm hoặc chiều tối. Bên cạnh việc thay nước thì cũng cần loại bỏ thường
xuyên những cành hoa bị héo, dập nát để tránh làm ảnh hưởng lây lan sang những
cành hoa khác trong bình. Vị trí tốt nhất nên đặt bình hoa cúc vàng là đặt ở
nơi mát mẻ, tránh ánh nắng trực tiếp, tránh những nơi có nhiệt độ cao tỏa ra từ
thiết bị điện tử, ti vi, tủ lạnh....
Muốn
hoa tươi lâu thì ngoài những lưu ý trên, các bạn có thể sử dụng một số dung dịch
giữ hoa tươi lâu như: thuốc tẩy trắng quần áo, nước súc miệng, nước cốt chanh,
nước soda, giấm trắng, rượu.... Chỉ cần một chút dung dịch trên hòa với nước
thì nó sẽ có tác dụng ngăn ngừa, tiêu diệt vi khuẩn gây hại giúp hoa tươi lâu
hơn, tránh được tình trạng thối giữa ở cành. Hoặc cách khác, các bạn cũng có thể
sử dụng một đồng xu để thả vòa nước cắm hoa. Đồng xu này sẽ bị oxy hóa và giải
phóng ra các ion kim loại giúp ngăn chặn được sự phát triển của các loại vi khuẩn
gây hại.
6. Chia sẻ kỹ thuật trồng hoa cúc vàng ra hoa đúng dịp Tết
Chắc
các bạn cũng thấy, cứ mỗi dịp Tết đến xuân về là hoa cúc vàng lại bắt đầu nở rộ. Vậy kĩ thuật trồng và chăm sóc hoa
cúc vàng ra hoa đúng dịp Tết như thế nào? Cùng khám phá những chia sẻ dưới đây
để hiểu rõ hơn về quy luật phát triển của loài hoa này nhé.
-
Chăm sóc cây hoa cúc: để chăm sóc cây hoa cúc thì các bạn
cần lưu ý đến các vấn đề sau:
Đất
trồng: do đặc điểm của hoa cúc vàng là có bộ rễ chùm ăn ngang, tầng đất nông
nên trước khi trồng thì các bạn cần phải chuẩn bị một tầng đất cơ giới nhẹ, tơi
xốp, có nhiều mùn, dễ thoát nước. Để làm được điều đó thì các bạn cần phải cuốc
đất làm ải, sau đó lên luống, tiếp tục làm nhỏ đất để sao cho đất càng tơi xốp
càng tốt. Rồi sau đó mới tiến hành bón lót cho đất.
Để
đạt được hiệu quả cao trong mỗi vụ trồng thì sau mỗi vụ hoa cúc, bạn nên luân
canh các loại cây trồng khác. Việc này là để giúp tránh được những sâu bệnh gây
hại cho hoa cúc. Lưu ý về luống đất trồng hoa cúc cần phải đảm bảo ít nhất có
chiều rộng là 1,2m, cao 20-30cm. Việc bón lót cần phải thực hiện trước 15 ngày
sau khi trồng.
Tưới
nước: Cũng dựa vào đặc điểm của cây mà chúng tôi thấy rằng hoa cúc vàng là giống
hoa rất háo nước, ưa ẩm. Do vậy, để cây phát triển thì bạn nên tưới nước thường
xuyên cho cây với mật độ khoảng 2-3 lần/ ngày. Lưu ý đặc biệt, cứ tầm khoảng
7-10 ngày thì bạn nên tưới nước ngập 1-2 giờ rồi sau đó tháo hết nước để cây có
thêm điều kiện phát triển tốt hơn.
-
Kỹ thuật xuống giống: để hoa cúc cho hoa đúng dịp Tết thì
kỹ thuật xuống giống là một trong những vấn đề đặc biệt cần phải được chú ý. Cụ
thể:
Với
hoa cúc đơn (1 bông/ cây) thì nên trồng với mật độ: 400.000 cây/ha khoảng cách
12 x 15cm.
Với
hoa cúc cành (nhiều bông/ cành) thì nên trồng với mật độ: 300.000 cây/ha khoảng
cách 15x18cm.
Với
hoa cúc trung bình, thân bụi thì khoảng cách giữa các cây khi trồng nên là 10 x
30cm.
Với
hoa cúc nhỏ thì phải đảm bảo vị trí khoảng cách ít nhất là 50 x 60cm.
Ngoài
ra, việc bấm cành cũng rất quan trọng. Bởi bấm cành phụ giúp cho cây tập trung
được dinh dưỡng đi nuôi những cành chính giúp hoa to, đẹp hơn. Tuy nhiên, với mỗi
loại hoa cúc thì kĩ thuật bấm tỉa cành lại khác nhau. Do vậy bạn cần phải tìm
hiểu kĩ trước khi bấm cành với hoa cúc vàng nhé.
-
Kỹ thuật bấm tỉa ngọn: như đã nói ở trên, kĩ thuật bấm tỉa
ngọn là khác nhau đối với tưng loại hoa cúc. Cụ thể:
Với
giống hoa cúc lớn như: cúc đại đóa, cúc vàng đà lạt thì sau khi cây trồng được
khoảng 15-20 ngày thì các bạn nên bấm ngọn cho cây. Tốt nhất chỉ nên để lại khoảng
3-5 cành to, khỏe và đẹp nhất.
Với
giống hoa cúc nhỏ thì việc bấm tỉa ngọn được thực hiện sau 15-20 ngày sau khi
trồng. Nên thực hiện 2-3 lần bấm ngọn để cây tạo được nhiều nhánh nhỏ khác
nhau.
Cho
đến khi cây ra nụ thì việc bấm nụ cũng cần được thực hiện thường xuyên. Việc
này giúp tỉa bớt những nụ xung quanh nụ chính để nụ chính có đủ điều kiện hấp
thu toàn bộ dinh dưỡng cung cấp cho cây.
-
Kĩ năng phòng ngừa sâu bệnh: thực tế thì hoa cúc là
giống hoa rất ít gặp sâu bệnh. Nhưng cây lại thường xuyên gặp các vấn đề như: bị
rệp tấn công hút nhựa khiến cho cây bị xù ngọn, xoăn ngọn, lá co dúm, xuất hiện
lốm đốm vàng.
Ngoài
ra thì rỉ sắt cũng là một trong những bệnh đặc trưng thường xuất hiện ở cây hoa
cúc vàng. Với biểu hiện là dưới lá có xuất hiện nhiều đốm rỉ sắt, bệnh này lây
lan rất nhanh. Biện pháp duy nhất là cần phải thăm vườn thường xuyên để có thể
phát hiện bệnh kịp thời và dùng thuốc đặc trị cho cây để tránh làm lây lan ảnh
hưởng đến các cây trồng khác.
Bệnh
sâu ăn đọt là căn bệnh thường tấn công ăn lá và nụ hoa. Nếu không phát hiện và
xử lý kịp thời thì nó sẽ khiến cho hoa bị méo mó.
Bên
cạnh những căn bệnh trên thì cúc bị vàng lá do thiếu dinh dưỡng hoặc do ngập nước
cũng là vấn đề các bạn cần lưu ý khi trồng và chăm sóc cây hoa cúc vàng nhé.
-
Phân bón: với bất kể một loại cây trồng nào thì việc
bón phân cho cây là vô cùng quan trọng. Và với hoa cúc vàng cũng vậy. Theo kinh
nghiệm thì chúng tôi thấy bạn nên:
Sử
dụng phân chuồng bón lót đầu vụ trước khi trồng cây khoảng 15 ngày. Sau đó sử dụng
phân bón hóa học với liều lượng: 20kg phân kali + 20kg phân ure cho mỗi vụ. Hòa
tan liều lượng trên trong nước và bón với liều lượng 10 ngày/ lần.
-
Kỹ năng điều chỉnh hoa cúc vàng ra hoa đúng dịp Tết:
Với
hoa cúc vàng, khi thời tiết lạnh thì
đây sẽ là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến sự phát triển và ra hoa của cây. Do vậy,
để hoa ra đúng dịp Tết thì khi thời tiết dưới 12 độ các bạn cần lưu ý những vẫn
đề sau:
Chọn
giống cây khỏe mạnh và tùy vào điều kiện thời tiết mà chọn thời điểm xuống giống
sao cho hợp lý nhất.
Yêu
cầu đất trồng phải nhiều mùn, tơi xốp và có khả năng thoát nước tốt.
Nên
làm đất, cày ải, phơi đất, bón lót phân chuồng cho đất trước khi trồng khoảng
5-7 ngày.
Đẩm
bảo mật độ trồng cây không được quá dày đặc. Vì đây sẽ là nguyên nhân làm ảnh
hưởng đến sự phát triển và sinh trưởng của cây và hoa.
Bấm
tỉa ngọn theo đúng thời gian quy định, khoảng 15-20 ngày sau khi trồng.
Khi
cây đã cho nụ thì cần phải bấm tỉa nụ thường xuyên để loại bỏ những nụ phụ giúp
cho nụ chính cho hoa to, đều và có màu sắc đẹp.
Cung
cấp cho cây một lượng phân bón vừa đủ. Tránh cung cấp quá nhiều hoặc quá ít.
Thăm
vườn thường xuyên dể phát hiện sâu bệnh sớm và khắc phục kịp thời.
Khi
thời tiết xuống dưới 12 độ C thì cần phỉa điều chỉnh ánh sang trong vườn để hoa
có thể nở theo đúng ý muốn.
Trên
đây là một số thông tin chia sẻ về hoa
cúc vàng nói riêng và hoa cúc nói chung mà chúng tôi muốn cung cấp đến bạn
đọc. Hy vọng rằng qua chia sẻ này thì các bạn cũng đã hiểu rõ hơn về loài hoa
này. Từ đó thì việc lựa chọn cũng như trồng và chăm sóc hoa cúc vàng cũng trở
nên dễ dàng hơn.
>>Xem ngay hoa trà my nở mùa nào?
>>Xem ngay hoa trà my nở mùa nào?
Nhận xét
Đăng nhận xét